Thảo dược bốn phương

Tạp chí sức khỏe và gia đình

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

5 loại thực phẩm mà trẻ dưới một tuổi nên tránh

Với trẻ con thì việc quan trọng nhất và làm cha mẹ suy nghĩ nhiều nhất hẳn là vấn đề ăn uống, những thực phẩm nào là tốt, giúp con phát triển sức khỏe, chiều cao, trí não,… lẫn những thực phẩm không tốt cho con.

1. Thực phẩm nhiều muối
Trẻ dưới 1 tuổi có thận chưa phát triển thích ứng được với những thức ăn có lượng muối nhiều. Một số loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như: pho mát, xúc xích, thịt hun khói càng không nên cho trẻ ăn.
Lượng muối phù hợp với trẻ: Trẻ dưới 6 tháng cần ít hơn 1g muối/ngày (lượng muối này có trong sữa mẹ hoặc sữa bột). Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi, nhu cầu muối khoảng 1g.
2. Thực phẩm nhiều đường
Sự phát triển của răng và lợi ở trẻ những năm đầu đời rất quan trọng. Để tốt nhất cho con, các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng các loại bánh ngọt, bích quy, kẹo, kem,… vì trong những loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất ngọt gây sâu răng khi răng trẻ vừa mới nhú mọc.
3. Mật ong
Mật ong là một thực phẩm nằm trong danh sách cấm kỵ với trẻ một tuổi. Tuy khá bổ dưỡng nhưng với trẻ dưới 1 tuổi thì mật ong lại không phát huy được những tác dụng tuyệt vời. Bởi vì, trong mật ong có chứa lượng đường rất lớn và chứa bào tử của Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê ở trẻ sơ sinh.
4. Sinh tố- nước trái cây
Trong nước trái cây chứa nhiều đường và không có nhiều chất dinh dưỡng như trong trái cây nguyên vẹn. Bé dưới 1 tuổi nếu uống quá nhiều nước ép hoa quả sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dặm giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Thêm vào đó, một vài trẻ hấp thu quá nhiều khối lượng nước ép hoa quả sẽ có thể bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
5. Sữa bò
Bé dưới 1 tuổi không nên dùng sữa bò. Bởi giai đoạn này, bé không thể tiêu hóa được các enzyme và protein có trong sữa bò. Không chỉ có vậy, các chất trong sữa bò có thể gây hại đến thận của trẻ.
Hơn nữa, khác với sữa công thức, sữa bò quá ít kalo và vitamin nên không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bé.





5 thực phẩm trong căn bếp tiềm ẩn nguy cơ chết người

Việc ăn uống bao giờ cũng nên được chú trọng và cẩn thận. Một số thực phẩm kể tên dưới đây có thể khá quen thuộc với bạn, thậm chí đang hiện diện trong chính gian bếp nhà bạn. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ shock khi biết không nên dùng nhiều chúng.

Hạt quả anh đào
Cũng giống như hạt táo, hạt anh đào chứa một loại hydrogen cyanide gọi là a-xít prussic độc hại gây nguy hiểm khó lường nếu vô tình ăn phải. Hạt mận, đào cũng nguy hiểm tương tự.
Cây đại hoàng
Lá cây đại hoàng chứa a-xít oxalic gây sỏi thận. Nếu ăn loại lá này quá nhiều (khoảng 5 kg) có thể gây chết người.
Hạt nhục đậu khấu
Hạt nhục đậu khấu thực ra là một chất gây ảo giác. 6 g hạt nhục đậu khấu cũng có thể gây co giật, nhiều hơn có thể dẫn đến rối loạn tâm thần phân liệt.
Khoai tây
Chất glycoalkaloids tích tụ trong lá, thân và mầm khoai tây có thể gây chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, hôn mê và thậm chí tử vong. Tuyệt đối không ăn khoai tây đã mọc mầm để tránh nguy hiểm.
Hạnh nhân

Hạnh nhân có 2 loại: hạnh nhân ngọt và hạnh nhân đắng. Hạnh nhân đắng chứa lượng độc tố hydrog xianua tương đối lớn. Chỉ 7-10 hạt hạnh nhân đắng cũng có thể gây nguy hiểm cho người lớn và tử vong ở trẻ em.

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Những món ăn ngon nhưng gây hiểm họa khôn lường


Bắp rang bơ quay lò vi sóng

Bắp rang bơ là món ăn vặt khoái khẩu tại các rạp chiếu phim, là món ăn ưa thích của các gia đình vào những buổi tối quây quần xem TV. Tuy nhiên, chúng ta cần cẩn thận khi sử dụng loại thực phẩm này
Có thời gian, người ta cho rằng việc hít mùi thơm từ gói bắp rang bơ tỏa ra có thể gây ung thư phổi. Điều này đã được chứng minh là sai sự thật, nhưng khoa học lại tìm thấy một tử thần khác. Chất độc này nằm trong lớp chống dính ở mặt trong túi đựng bỏng, khi được quay ở nhiệt độ cao sẽ phân hủy thành hợp chất acid perfluorooctanoic, tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, viền keo dán quanh túi cũng có thể tiết ra những chất cực độc khi túi bỏng được quay nóng.

Thực phẩm chế biến sẵn

Loại thực phẩm luôn nằm trong "danh sách đen" của các chuyên gia y tế này thường chứa những chất như nitrate, nitrite. Những chất này được sử dụng để bảo quản các thực phẩm chế biến sẵn (đặc biệt là thịt) để giúp chúng có được hương vị luôn thơm ngon và lâu bị hư hỏng.
Trong điều kiện đặc biệt (đun nấu ở nhiệt độ cao), những chất này sẽ dễ dàng kết hợp với các gốc amin của thịt đã tạo thành nitrosamine có khả năng gây ung thư cao. Bởi vậy, bạn cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, đồ hộp…

Đồ nướng

Những loại thịt được chế biến bằng phương pháp nướng luôn nằm có mặt trong danh sách các thực phẩm gây ung thư. Nếu không được chế biến thích hợp, những loại thịt như thịt bò, thịt vịt, thịt dê, thịt ngan, thịt lợn… rất dễ sản sinh nitrite. Hơn nữa, thịt và cá khi nướng "quá tay" sẽ sinh ra acrylamide - được biết tới là một trong những chất gây ung thư.
Nếu ăn đồ nướng khi bụng rỗng, hai chất độc trên sẽ trực tiếp tiếp xúc với niêm mạc dạ dày, khiến tỷ lệ mắc ung thư dạ dày tăng lên tới 20%. Chưa dừng lại ở đó, trong quá trình nướng, chất béo trong thực phẩm sẽ chảy xuống phía dưới và tạo ra một chất gây ung thư dạng khí khác là Hydrocacbon thơm đa vòng.


Thực phẩm chiên, rán

Vẫn có nhiều người quan niệm rằng, đồ ăn cần được chiên rán kĩ, hoặc chiên đi chiên lại nhiều lần thì mới tiêu diệt được hết các loại vi khuẩn và đảm bảo vệ sinh
Trên thực tế, những thực phẩm được chiên, rán quá kỹ hoặc chiên, rán nhiều lần cũng sẽ tạo ra chất acrylamide chứa chất độc thần kinh mạnh, gây ra nhiều biến chứng với não bộ và hệ thống sinh dục.
Hơn nữa, những thực phẩm giàu carbohydrate như khoai tây càng dễ dàng sản sinh acrylamide nếu được chế biến bằng phương pháp chiên, rán. Điều này lý giải tại sao khoai tây chiên luôn nằm trong danh mục những thực phẩm dễ gây ung thư được cảnh báo bởi các chuyên gia y tế.


Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Các biểu hiện khi mắc triệu chứng gai cột sống

Có rất nhiều bệnh nhân bị gai cột sống nhưng khi đi chụp chiếu lại không phát hiện bất cứ biểu hiện khác thường nào của bệnh. Trên thực tế có từ 27 đến 37% bệnh nhân bị bệnh gai cột sống thường không có triệu chứng bệnh rõ rệt. Thế nhưng, ở một số người gai cột sống gây nên đau lưng hay đau cổ do dây thần kinh do bị chèn ép. Vậy biểu hiện của bệnh gai cột sống ở những người mắc bệnh gây cơn đau khó chịu là như thế nào?

Các biểu hiện khi mắc triệu chứng gai cột sống

Các trường hợp bị gai cột sống nặng thường có những biểu hiện đĩa đệm bị xẹp xuống khiến cho những khớp xương trên và dưới ngày càng gần nhau và lượng canxi bị lắng động ở những đốt sống sẽ gây ra tình trạng đau nhức do hình thành những mỏm gai xương khớp.

Còn với những trường hợp nhẹ gai cột sống có thể gây ra đau lưng phần lớn thường gặp ở những người trung niên và người cao tuổi.

Những biểu hiện của bệnh gai cột sống bao gồm những cơn đau dai dẳng và khó chịu chủ yếu ở vùng lưng và ở cổ. Trong trường hợp những dây thần kinh bị chèn ép sẽ gây ra cơn đau nhức bắt nguồn ở phía sau lưng dần dần sẽ chạy xuống chân gây ra đau thần kinh tọa còn nếu như cơn đau tê ở cổ thì lan dần xuống dưới 2 cánh tay.

Các biểu hiện khi mắc triệu chứng gai cột sống

Bên cạnh các dấu hiệu đau nhức kể trên thì bệnh nhân mắc triệu chứng gai cột sống còn có thể xuất hiện rối loạn tuần hoàn ở tứ chi và cột sống bị viêm hoặc nhiễm trùng. Những biểu hiện của bệnh gai cột sống cũng khá giống với bệnh viêm thấp khớp hay chấn thương ở lưng. Chính vì thế nên nếu nghi ngờ về khẳ năng mắc bệnh bạn cần tiến hành chụp Xquang ngay để có thể phát hiện bệnh sớm và tìm cách điều trị hợp lý và đúng nhất.


Để có thể giảm những cơn đau do bệnh gai cột sống gây ra bạn có thể tập luyện những bài tập vận động đơn giản. Đặc biệt là các bài tập thể dục dưới nước như bơi lội sẽ là phương pháp hữu hiệu giúp giảm đi sức nặng cơ thể. Bên cạnh đó sử dụng các dược phẩm hỗ trợ điều trị gai cột sống như Kiện Tý Hoàn, Tọa Cốt Thống cũng là phương pháp giúp quá trình điều trị bệnh có kết quả nhanh chóng.

>>> Tìm hiểu thêm về các triệu chứng gai cột sống [https://www.pinterest.com/pin/243968504794622692/]

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

3 “thần dược” tuyệt đối đừng bỏ qua


1. Đậu chickpea
Không chỉ có giá thành rẻ, đậu chickpeas (còn gọi là đậu garbanzo, đậu gà, họ hàng với đậu xanh) còn là nguồn cung cấp protein, chất xơ cũng như axit folic, magiê và kẽm tuyệt vời.
Viện nghiên cứu ung thư Mỹ phát hiện các loại đậu nói chung, đặc biệt là đậu chickpeas có tác dụng chống ung thư vì chúng có chứa lignan và saponin, tinh bột bền (bảo vệ tế bào ruột kết) và các chất chống oxy hóa.

>> Xem thêm: medi happy
2. Trứng gà
Trong một quả trứng chứa khoảng 6g protein và 70 calo, giúp đảm bảo năng lượng cho bạn một ngày hoạt động hiệu quả.
Lòng đỏ trứng chứa chất lutein và zeaxanthin - hai chất chống oxy hóa giúp giữ cho đôi mắt khỏe mạnh. Trong thực tế, 2 chất này hỗ trợ tích cực vào việc giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi, nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở người trên 50. Ngoài ra, lutein còn giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của tia cực tím.
>> Có thể bạn quan tâm: medi happy co tot khong [“https://www.pinterest.com/tranbaotho/”]
3. Tỏi
Tỏi là loại gia vị giúp món ăn thêm hương vị, đồng thời cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, lượng calo thấp. Tỏi có khả năng chống khuẩn, chống nấm, chống ký sinh trùng, đặc tính chống virus giúp cơ thể khỏe, sống thọ hơn.
Hầu hết khả năng tiềm ẩn kháng bệnh của nó đến từ các hợp chất sulphur chứa trong tỏi, các chất này hoạt động như là các chất chống oxy hóa, tốt cho hệ tim mạch.

>> Xem thêm: Top 5 thảo dược Medi Happy hiệu quả nhất


Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Không lo hè đến vì đã có chế độ dinh dưỡng hiệu quả

Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt mà mùa hè mang đến làm con người ta dễ rơi vào trạng thái nóng bức, khó chịu và dễ bốc hỏa dẫn đến tinh thần lẫn sức khỏe dễ trở nên bất ổn.


Với trẻ nhỏ, do chưa hoàn thiện thần kinh và các cấu trúc khác trong cơ thể nên trời nắng nóng dễ khiến các em bị mất nhiều nước khiến các niêm mạc - phòng tuyến đầu tiên của cơ thể bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh - bị khô, từ đó dễ bị bệnh.
Khi cơ thể ở tình trạng mất nước, nếu bù đắp không tương xứng sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng sinh học. Chính điều này làm khả năng bảo vệ các niêm mạc giảm sút khiến trẻ dễ bị bệnh, sốt. Trẻ càng dễ mắc bệnh hơn nếu hệ miễn dịch yếu do đề kháng nhận được từ mẹ giảm dần.
Để chống lại sự xâm nhập, với vi khuẩn còn có kháng sinh hỗ trợ nhưng với virus thì hầu như phải dựa vào sức đề kháng tự thân. Khi bị lây nhiễm virus, trẻ có sức đề kháng tốt sẽ nhanh chóng thoát khỏi sự “tấn công” và sớm hồi phục. Ngược lại, trẻ có sức đề kháng yếu dễ bị phát bệnh, đôi khi lại bội nhiễm vi khuẩn hoặc biến chứng nặng hơn.
Để đối phó với dịch bệnh trong mùa hè nắng nóng, ngoài việc tiêm chủng vắc-xin đầy đủ cho trẻ, các bậc cha mẹ cần trang bị những kiến thức khoa học để chăm sóc con cái tốt hơn.
- Giữ vệ sinh môi trường và đồ chơi của trẻ. Cho trẻ đeo khẩu trang khi ra đường.
- Cần ăn đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm (gồm 4 nhóm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng) với các món thanh mát, đủ dinh dưỡng và cung cấp nhiều nước cho cơ thể. Hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt có gaz hay dùng những thức ăn vặt thiếu giá trị dinh dưỡng.
- Không để máy điều hòa ở nhiệt độ quá lạnh, nhất là trong phòng ngủ và sinh hoạt của trẻ, khi nhiệt độ bên ngoài quá nóng. Hạn chế đưa trẻ ra ngoài vào những ngày nhiệt độ quá cao.
- Cần sử dụng một số loại thảo dược như atisô, rau má giúp thanh nhiệt, mát gan. Bổ sung thực phẩm chứa vitamin C là giải pháp hiệu quả nhằm chống lại tác động tiêu cực của thời tiết nóng bức và các tác nhân gây bệnh. Vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh thường gặp do vi khuẩn, virus như cảm cúm, sốt virus, tay chân miệng, thủy đậu, viêm đường hô hấp, hen suyễn…



Giải nhiệt và nhiều công dụng khác từ đậu xanh

Đậu xanh có thể giải được trăm thứ độc, thanh nhiệt mát gan, làm sáng mắt, hạ huyết áp, bổ dạ dày...

Thời tiết oi bức những ngày hè khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, thậm chí rơi vào tình trạng sốc nhiệt dẫn đến đổ bệnh. Ngoài việc trốn nóng trong phòng điều hòa hay các hồ bơi thì một vài cách chế biến đậu xanh không chỉ giúp bạn giải nhiệt hiệu quả trong mùa hè này mà còn được dùng để làm đẹp và chữa bệnh hiệu quả.
Đông y cho rằng đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, giải được trăm thứ độc, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, mát buồng mật, bổ dạ dày, hết đi tả, thích hợp với các bệnh nhân say nắng, miệng khát, người nóng, thấp nhiệt, ung nhọt, đậu mùa, nhìn mọi vật không rõ.
Sau đây là những “đơn thuốc” từ đậu xanh:
- Cháo đậu xanh là một trong những món ăn thông dụng có tác dụng giải độc cơ thể, giúp trừ khử và ngừa say nắng, giảm khát, phòng trị chứng cao mỡ máu.
- Chè đậu xanh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, thích hợp dùng cho trẻ chán ăn do mùa nắng, ảnh hưởng chức năng phế vị.
- Sắc vỏ đậu xanh thật đặc uống trị trúng nắng rất công hiệu.
- Người đi đường trúng gió, ngất xỉu đột ngột; đi đường bụng đói ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc hay sản phẩm quá hạn: 20 g đậu xanh sống cho vào 30 ml nước sôi, 5 phút sau vớt đậu ra, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống.
- Nam nữ thân nhiệt nóng do thời khí bị cảm sốt vàng da vì phù thủng, cách chữa trị hữu hiệu, nhanh, ít tốn kém: Sử dụng
50 g đậu xanh (còn vỏ) rang chín, 20 g hoa cúc vàng (khô), 3 g muối trắng, 35 g đường cát nấu chung với 500 ml nước còn 200 ml, cho thêm vào 50 g lá dâu tằm ăn còn non, 20 g nụ hoa nhài (mua ở hiệu thuốc đông y). Nấu cô đặc (còn 10-20 ml nước). Ăn 3 lần/ngày, liên tục 7 ngày sẽ có kết quả.
- Người cao tuổi, béo phì ăn khó tiêu, huyết áp thường tăng đột biến, khí huyết uất tồn gây suy nhược cơ thể, thiếu probiotics tăng cường sinh lực, sử dụng đơn thuốc sau: Mua 2 kg giá (làm từ đậu xanh nguyên vỏ, nếu chế biến càng thuận lợi, giá đậu nành hoặc đậu khác không hiệu quả cao. Nhờ trong giá có nhiều nước, giàu sinh tố A, E, C, B1, B6, B12, khoáng chất sắt, đồng, glucid, phốt-pho, đặc biệt có nhiều enzyme khác nhau).Giá đậu chế thành các món ăn như sau:
300 g giá, 5 ml nước cốt chanh tươi, đường, tiêu hạt đen, 3 tép tỏi giã nát, 3 g gừng thái lát mỏng, bột nêm, 5 g cà chua vừa chín đỏ, 5 g lạc (đậu phộng) rang giã vừa nát. Tất cả trộn chung thành món cocktail nộm giá. Để 10 phút sau thì ăn. Dùng 2 ngày, vào bữa trưa và tối.
- Phụ nữ từ tuổi 40 trở lên, da dễ mất chất elastine và collagene, bị biến sắc tố, nám sẫm, kém mịn, hồng tươi: Mỗi ngày ăn
250 g giá đậu xanh trộn với 10 ml giấm nuôi (giá có lượng vitamin C lớn).
- Thiếu nữ dậy thì da mặt khô, nổi nhiều mụn cám do thiếu nước, ăn nhiều chất béo, đầy bụng đi ngoài khó, dễ táo bón: Nên sử dụng mỗi ngày 250 g giá đậu rửa sạch, giã nhuyễn, cho vào 15 ml nước cốt mướp đắng tươi bỏ hạt (tức khổ qua tươi đã qua giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt). Trộn đều 2 thứ để có được dược chất mang hoạt tính omega 3 và 6 (trong ngành mỹ phẩm thường sử dụng). Chia làm 2 phần, 1 phần ăn và phần còn lại giữ trong tủ lạnh, cách giờ ngủ 60 phút, làm mặt nạ, để khoảng 20-25 phút (lột bỏ mặt nạ không rửa lại nước), mỗi tối 1 lần, liên tục 2 tuần da bớt khô, nẻ, hết mụn và các vết sần sùi, xóa nếp nhăn.
Lưu ý cần kiêng kỵ: Ăn thịt chó với đậu xanh bụng sẽ trướng to.


Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Sốc: Kẹt xe có thể gây ra bệnh tâm thần

Kẹt xe kéo dài lại có thể ảnh hưởng nặng đến thần kinh con người, nghe có vẻ phi lý nhưng đây là kết quả rút ra từ một nghiên cứu tổng hợp trên tờ báo Cuộc sống thường ngày uy tính của- tờ Buzzle.


Ô nhiễm âm thanh, không khí từ kẹt xe
Một nghiên cứu về ảnh hưởng của kẹt xe đối với não bộ con người đã cho thấy nhiều vấn đề nghiêm trọng. Theo đó, đối tưởng bị ảnh hưởng là những người lái xe thường xuyên và những người sống ở các khu đô thị đông đúc hoặc gần với vùng bị ô nhiễm âm thanh và không khí gây ra bởi tắc nghẽn giao thông.
Về sức khỏe thể chất, một loạt các bệnh có thể sẽ xuất hiện, từ cúm thông thường, ho và cảm lạnh, đến các bệnh ung thư cũng như nhiều bệnh khác. Ở khía cạnh tâm thần, tiếng ồn và ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của một người, như gây mệt mỏi và rối loạn trí não.
Đặc biệt, thông tin gây sốc nhất trong nghiên cứu là sự ô nhiễm không khí gây ra bởi ùn tắc giao thông có khả năng làm thay đổi DNA. Hay nói cách khác, nó sẽ gây nên các vấn đề về tâm thần và các bệnh lý di truyền mãi mãi cho các thế hệ sau. Ngược lại, ô nhiễm âm thanh từ ùn tắc giao thông có ảnh hưởng không đáng kể tới DNA.
Ảnh hưởng não bộ và DNA di truyền
Về cơ bản, các tác động của tắc nghẽn giao thông ảnh hưởng gần như toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào các tác động của nó lên não bộ và DNA.
Các nhà khoa học ở Hà Lan đã rút ra kết luận: Tiếp xúc với tình trạng ô nhiễm gây ra bởi ùn tắc giao thông kéo dài trong khoảng 90 ngày đủ để làm thay đổi DNA của con người. Trong đó, mỗi 30 phút tiếp xúc với khói bụi được tạo ra từ tắc nghẽn giao thông sẽ dẫn đến sự gia tăng điện não. Điều này có thể làm thay đổi và suy thoái hành vi, nhân cách, gây căng thẳng, khiến con người đưa ra các quyết định sai lầm,...
Tương tự, những người già tiếp xúc với các nguy cơ nói trên sẽ dẫn tới các vấn đề về khả năng logic, lý luận cũng như khả năng ghi nhớ. Theo đó, khói, khí thải và các hạt trong các chất ô nhiễm là một trong những nguyên nhân gây viêm một số phần của não bộ và có thể dẫn đến các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson.
Với những người lớn thường xuyên phải cầm lái, tiếp xúc và hít phải khí carbon monoxide (CO) cũng có thể bị các vấn đề tâm lý. Khi hít khí CO, nó sẽ đi qua phổi và liên kết với hemoglobin (huyết sắc tố). Kết quả là làm giảm lượng oxy đến tim và não, do đó ảnh hưởng đáng kể các chức năng của não bộ và khả năng phản xạ của các thành phần khác trên cơ thể. Ngoài ra, mức độ căng thẳng, lo lắng và sợ hãi cũng gia tăng.
Một số triệu chứng khác liên quan tới thể chất bao gồm, lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi, tăng nhịp tim, đau đầu và buồn nôn.
Trẻ sơ sinh và trẻ em đặc biệt bị ảnh hưởng
Ô nhiễm không khí hủy hoại đáng kể máu não, vỏ não và các tế bào thần kinh đệm, có thể gây rối loạn lâu dài ở mức độ nghiêm trọng. Tiếp xúc với ô nhiễm không khí do tắc nghẽn giao thông cũng có xu hướng có tác động nghiêm trọng đến chỉ số IQ của trẻ nhỏ. Các phần tử carbon monoxide, sulfur dioxide và nitrogen dioxide được tìm thấy trong không khí ô nhiễm bởi ùn tắc giao thông, làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh nói chung.
Trong số những nhóm đối tượng bị ảnh hưởng thì thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có độ rủi ro cao hơn cả. Nguy cơ não trẻ bị ảnh hưởng cũng được quan sát thấy trong giai đoạn phát triển của bào thai và trong khi mang thai.
Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi Trường Y Heather Volk, khảo sát các bà mẹ và trẻ em sống trong vòng 1.000 feet (hơn 300m) quanh đường cao tốc ở Los Angeles, Mỹ, đã cho thấy trẻ em đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tự kỷ gấp đôi người lớn.
Năm 1998, ông Frederica Perera ở Trung tâm Sức khỏe Môi trường Trẻ em - Đại học Columbia đã thực hiện một nghiên cứu với sự giúp đỡ của hàng trăm bà mẹ đang mang thai. Khi những đứa trẻ đủ 3 tuổi, trí lực tinh thần bắt đầu bị ảnh hưởng, phát triển chậm so với những đối tượng sống ở môi trường tốt hơn. Sự phát triển chậm này mặc dù rất nhỏ nhưng đó là những gì các nhà khoa học phát hiện được.

Trong 2 năm tiếp theo, những trẻ em này có điểm trung bình thấp hơn 4 điểm trong các bài kiểm tra trí thông minh. Khoảng 7 tuổi, trẻ phải chịu đựng sự lo lắng, trầm cảm và nhiều vấn đề mà khoa học lúc đó chưa giải thích được.

Top 4 loại thảo dược tốt cho cơ thể



Bạn có biết rằng ngay trong khu vườn nhà bạn có những loại cây tốt cho sức khỏe? Dưới đây là lợi ích của 13 loại cây có ngay trong khu vườn hay sân sau nhà bạn mà bạn không hề hay biết. Cùng tìm hiểu để xem nó có những lợi ích gì cho sức khỏe nhé!

1. Nha đam
Nha đam được biết đến với công dụng dưỡng da và làm đẹp cho phụ nữ. Không những thế bạn còn có thể sử dụng gel từ lá của cây để điều trị cháy nắng, loét da và bệnh vẩy nến bằng cách bôi trực tiếp lên da khoảng 5 -10 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm nhé!


>>Xem thêm: thảo dược medi happy ["https://www.facebook.com/thaoduocmedihapy/?fref=ts"]

2. Hoa cúc dại

Cây hoa cúc dại có thể kích hoạt một số phản ứng hóa học trong cơ thể và giúp làm giảm viêm. Do đó nó có tác dụng giảm các triệu chứng liên quan đến cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh về đường hô hấp. Bạn có thể dùng hoa cây hoa cúc dại để ngâm rượu hay dùng hoa để làm trà và sử dụng mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe cả gia đình.

3. Húng quế

Húng quế không những làm gia tăng hương vị cho món ăn mà cón được biết đến với tác dụng làm dịu cơn đau dạ dày. Nó thường được sử dụng để điều trị đau dạ dày với các biểu hiện như ợ hơi, ợ chua và mất cảm giác ngon miệng. Bạn có thể dùng lá cho vào cá món ăn hoặc bạn có thể dùng lá húng quế giã nhỏ và đáp trực tiếp lên vùng da bị côn trùng cắn sẽ giúp giảm đau và giảm viêm.

>> Có thể bạn quan tâm: thảo dược thiên nhiên medi happy

4. Gừng

Gừng là một loại thảo dược kỳ diệu cho tình trạng bất ổn dạ dày. Bạn có thể nhai trực tiếp miếng gừng tươi để giảm buồn nôn, say tàu xe, đau bụng và tiêu chảy. Ngoài ra, bạn có thể thái gừng phơi khô để làm trà gừng và uống hàng ngày nhất là vào mùa thu đông để làm dịu cơn đau họng và cảm cúm.


Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

Triệu chứng nhận biết bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ nêu không được phát hiện và điều trị từ sớm sẽ rất khó chữa khỏi và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Bài viết sẽ giới thiệu cho bạn những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh.

1. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống lưng là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác. Nó là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.


Bệnh thoái hóa đốt sống cổ không còn chỉ xảy ra ở người cao tuổi
Thoái hóa cột sống cổ là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội. Thoái hóa đốt sống cổ và lưng không chỉ ở những người già mà còn ở cả những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động hoặc phải cúi nhiều là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ. Các dấu hiệu điển hình của bệnh có thể dễ nhận thấy là cổ cứng nhắc khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau, đau cổ sau đó lan xuống vai, đau ở các khớp cổ và vai, ngoài ra còn đau đầu không rõ nguyên nhân… Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh.[2] Tỷ lệ mắc bệnh đều gặp cả hai giới nam và nữ gần như ngang nhau.

2. Các triệu chứng dễ nhận biết

Bệnh gây nhiều triệu chứng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh nhưng có thể được dùng để nhận biết sớm bệnh.

Bệnh có nhiều triệu chứng dễ nhận biết
  • Nhìn chung các biểu hiện thường thấy ở người bệnh mắc bệnh này thường có các cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ .
  • Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.
  • Các động tác cổ bị vướng và đau thậm chí có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
  • Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, “tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
  • Khi vận động cổ thì bị đau, cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả hai bên.
  • Trong một số ít những trường hợp có kèm theo mất cảm giác khéo léo của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.
  • Thay đổi thời tiết đột ngột cùng với một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm có thể gây cứng cổ sáng hôm sau.
  • Người bị cứng cổ không tự đi được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi.
  • Có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải.
  • Một số khác đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người…
  • Ngoài ra, với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 – C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.
>>>Tìm hiểu thêm về bệnh thoái hóa đốt sống cổ: http://cachchuathoaihoadotsongco.com/

 Điều trị bệnh bằng Đông y

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng đông y có thể tốn rất nhiều thời gian và công sức vì vậy chúng tôi xin giới thiệu với các bạn thuốc Kiên Tý Hoàn. Kiên Tý Hoàn là loại thuốc thảo dược điều chế bởi Đông Y Sỹ Cảnh Thiên với hơn 50 năm kinh nghiệm dựa trên kiến thức Đông y kết hợp với kiến thức “Thảo dược học hiện đại” của Mỹ. Thuốc do chính ĐYS ươm trồng và tỉ mỉ bào chế 100% các thành phần thảo dược thiên nhiên giúp tránh được các tác dụng phụ của thuốc Tây y và đã được xác nhận là chữa khỏi bệnh trước khi cần phẫu thuật.


Để hiểu rõ hơn về các bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả hoặc tìm hiểu thêm về Kiên Tý Hoàn Hoa Đà bạn có thể gọi đến tổng đài chăm sóc sức khỏe của chúng tôi qua Hotline: 08 7308 73 73
>>>Tìm hiểu thêm về bệnh thoái hóa đốt sống cổ: https://goo.gl/GQumnl

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

Làm sao để ăn chay mà vẫn đủ dinh dưỡng cho cơ thể

Ăn chay là một cách giúp cơ thể hấp thu những thực phẩm thanh đạm, nhờ đó mà thanh lọc cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên có một vài vấn đề thường gặp phải ở một số người mới tập ăn chay, trong số đó có việc cảm thấy bản thân mất năng lượng, sụt giảm sức lực do không dùng thịt, cá,…
Chế độ ăn của người ăn chay không có các thực phẩm từ thịt, bao gồm từ sữa và trứng. Tuy nhiên, nếu lên thực đơn khoa học, bữa ăn của bạn sẽ ngon miệng và đủ dưỡng chất hơn cả những người không ăn chay. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, những người ăn chay có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao và tiểu đường so với những người bình thường.

Nếu không ăn các thực phẩm từ động vật, cơ thể bạn sẽ không phải hấp thụ cholesterol và có hàm lượng chất béo không bão hòa thấp. Điều này ảnh hưởng tốt đến chỉ số lipid trong cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể bạn có thể bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như canxi, sắt, kẽm, vitamin D và B12.
Để bù đắp lượng canxi thiếu hụt đó, bạn hãy kết hợp đậu phụ, đậu nành, sản phẩm lên men từ đậu nành và quả sung vào bữa ăn. Mặc dù có rất nhiều loại rau chứa canxi nhưng lại không được cơ thể hấp thu do sỏi canxi oxalate. Cải thìa, cải lá xanh, củ cải là những rau có hàm lượng canxi oxalate thấp lại vừa cung cấp nhiều canxi trong mỗi khẩu phần ăn tương đương 1 chén. Ngoài ra, các loại đồ uống như nước cam hoặc sữa đậu nành cũng là nguồn bổ sung canxi dồi dào cho cơ thể.
Bên cạnh đó, vitamin D cũng rất cần thiết cho cơ thể và được hấp thụ từ ánh nắng mặt trời. Dù vậy, không phải ai cũng có thể hấp thu đủ lượng vitamin D cơ thể cần. Vì vậy, bạn cần bổ sung các loại thuốc và thực phẩm chức năng. Sữa gạo, ngũ cốc ăn liền, bơ thực vật và nước cam chính là nguồn vitamin D bạn cần.
Tiếp đến, chất sắt không chỉ có trong thịt mà còn trong các loại trái cây khô, ngũ cốc thô, sản phẩm từ đậu nành và ngũ cốc đã bổ sung hương vị. Tuy nhiê, thành phần axit phytic trong ngũ cốc thô và cây họ đậu lại làm giảm sự hấp thu chất sắt. Vì vậy, hãy kết hợp với các loại thực phẩm chứa vitamin C hoặc axit Ascobic giúp giải phóng sắt khỏi axit phytic hỗ trợ hấp thụ sắt tốt hơn. Những thực phẩm dưới đây là nguồn bổ sung chất sắt lý tưởng cho người ăn chay:
• Ngũ cốc thô
• Sản phẩm từ đậu nành
• Bí ngô và hạt bí
• Hoa quả khô
• Khoai tây nướng cả vỏ

Tương tự như sắt, kẽm cũng kết hợp với axit phytic làm hạn chế sự hấp thụ của cơ thể. Tuy nhiên, kẽm có rất nhiều trong các loại thực vật họ đậu, đậu nành, ngũ cốc bổ sung chất, các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều…) và các loại hạt khác (bí, hướng dương).
Vitamin B12 chỉ có ở các thực phẩm từ động vật, nên bạn cần sử dụng các loại thực phẩm có bổ sung vitamin B12 hoặc thực phẩm chức năng. Chẳng hạn như sữa đậu nành, các sản phẩm tương tự như thịt, ngũ cốc ăn liền, men dinh dưỡng chứa B12 nên được kết hợp khoa học trong chế độ ăn hàng ngày của bạn.