Thảo dược bốn phương

Tạp chí sức khỏe và gia đình

Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

Ngưng ngày những thói quen ăn cá gây hại sau đây

Ăn cá theo những cách này không bạn hấp thu chất dinh dưỡng của cá mà ngược lại có thể gây hại cho cơ thể. Trong một số trường hợp, nếu bạn đang bị những căn bệnh sau, bạn cũng nên hạn chế ăn cá.

Ăn  khi đói – sinh ra bệnh Gout
Rất nhiều người vì mục đích giảm béo, chỉ ăn thức ăn là cá mà không ăn cơm. 
Ăn cá khi bụng đói là một việc thường gặp ở nhiều người, nhưng ít ai biết rằng điều này có thể dẫn đến phát tác bệnh Gout.
 Nguyên nhân là do chất purine trong cá vào cơ thể lúc đang đói làm cho acid uric tăng lên, từ đó gây ra tổn thương mô. Tổn thương mô là một nguyên nhân lớn gây ra bệnh Gout.
Ăn gỏi cá sống- ung thư gan
Nhiều người đều cho rằng ăn cá càng tươi càng tốt và ăn cá sống là đảm bảo dinh dưỡng nhất. 
Nhưng trên thực tế đây lại là một nhận thức sai. Bất luật là cá nuôi hay cá tự nhiên, trong cơ thể cá đều có một chất độc hại nhất định.
Ngoài ra, ăn gỏi cá sống cũng không có lợi cho sức khỏe. Trong gỏi cá có nhiều ký sinh trùng gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị lây nhiễm ký sinh trùng, nặng thậm chí dẫn đến ung thư gan. 
Hầu như tất cả các loài cá đều bị nhiễm ký sinh trùng một cách tự nhiên, nếu không nấu chín thì không thể tiêu diệt các kí sinh trùng đó.
Cũng giống như nhiều loài động vật khác, cá có thể ăn phải các trứng sán có nhiều ngoài môi trường. Khi vào cơ thể động vật, trứng sán phát triển thành các ấu trùng, nang sán và cư ngụ ở trong nội tạng động vật. 
Cá nước ngọt có nguy cơ này cao hơn cả. Một trong số những loài kí sinh trùng mà cá nhiễm phải là sán dây.
 Loại ký sinh trùng này nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người và cư trú trong ruột của người suốt nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1-2m và gây ra những cơn đau quằn quại, giảm cân và bệnh thiếu máu.
Do vậy, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ không được ăn cá sống, tái, chưa chín kỹ vì rất dễ mắc bệnh giun sán.



Ăn mật cá - ngộ độc
Mật cá là một vị thuốc Đông y, dùng nó chữa trị đau mật, mắt đỏ, viêm, tê họng, lở loét ác tính … nhưng phải qua điều chế thành dạng thuốc.
Nhiều người vẫn truyền miệng nhau rằng mật cá có tác dụng chữa bệnh như: Đau bụng, đau lưng, hen suyễn… 
Tuy nhiên, đến nay chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc nuốt mật cá có tác dụng chữa bệnh mà thực tế rất nhiều trường hợp nuốt mật cá đã tử vong.
Mật của các loại cá (kể cả cá trắm đen và trắng) đều có chất độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc nguy hiểm.
Để phòng ngừa ngộ độc khi ăn cá phải chọn cá tươi, không bị dập mật, bể (vỡ) bụng, khi làm cá phải khéo léo bóc bỏ trọn bộ đồ lòng (nhất là cá lớn); nếu mật cá bị vỡ thì phải rửa cá nhiều lần cho thật sạch hoặc cắt bỏ phần đã bị dính mật (màu xanh lá cây đậm) trên bụng cá.
Những người tuyệt đối không nên ăn cá
Người bị ho
Những người bị ho lâu ngày và phải dùng thuốc để điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng… 
Bởi trong cá biển có chứa nhiều histamine. Khi lượng chất này được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histaminť. 
Người bình thường ăn cá biển sẽ không có tình trạng trên bởi trong đường ruột và gan có chứa chất monoamine có tác dụng ức chế histamine đi vào tuần hoàn máu.
Tuy nhiên, trong thuốc ho chứa chất ức chế monoamine, sẽ kiểm soát quá trình gan và đường ruột tiết ra chất này nên người uống thuốc ho mà ăn nhiều cá biển sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng và còn gây hại khác cho cơ thể.
Ngoài thuốc ho, một số thuốc kháng sinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống viêm… cũng chứa chất ức chế monoamine. 
Nếu đang trong quá trình dùng các loại thuốc này để điều trị bệnh, bạn nên tránh ăn cá để mau chóng lành bệnh.

Người mắc bệnh rối loạn chức năng máu
Bởi trong cá chứa axit eicosapentaenoic (EPA) ức chế quá trình kết tập của tiểu cầu, từ đó làm tăng hiện tượng chảy máu ở người bệnh. 
Vì vậy những người mắc các bệnh rối loạn chức năng máu và có tính chất xuất huyết như: như suy giảm tiểu cầu, thường xuyên bị chảy máu mũi, xuất huyết trong do thiếu vitamin K… nên ăn ít hoặc không nên ăn cá.
Bệnh nhân gout
Trong cá chứa purine, khi vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa thành axit uric. Trong khi đó, axit uric quá cao trong huyết tương là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout. 
Do vậy, người đã mắc bệnh này nên ăn ít hoặc không ăn cá để tránh làm tình trạng bệnh bị ác hóa, nguy hại cho sức khỏe.

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Nhận biết chứng ngưng thở khi ngủ

Nếu bạn ngủ một mình, thật khó để nhận ra liệu bạn có bị chứng ngưng thở khi ngủ hay không. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi kéo dài và chất lượng ngủ không tốt thì hãy xem xét những nguyên nhân có thể gây ra chứng bệnh này.


Bác sĩ Joseph Ojile, Giám đốc y khoa của Viện Giấc ngủ Clayton (Mỹ) nói với SELF: "Đối với hầu hết mọi người, ngưng thở khi ngủ là do một số tắc nghẽn trong luồng không khí ở phần sau cổ họng, ngăn không khí xâm nhập vào phổi khi bệnh nhân ngủ” .

Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do amiđan lớn, xoang tắc nghẽn... Trong một số ít trường hợp, nó có thể là báo hiệu não không gửi thông điệp để thở. Thừa cân hoặc béo phì là một yếu tố nguy cơ, theo thạc sĩ Daniel Barone, chuyên gia về giấc ngủ ở Viện y học Weill Cornell.

Theo các chuyên gia của Hiệp hội giấc ngủ quốc gia Mỹ, chứng ngưng thở khi ngủ thường ảnh hưởng nam giới quá cân, nam giới trung niên, nhưng cũng phổ biến ở phụ nữ.

Dưới đây là những triệu chứng hàng đầu của chứng ngưng thở khi ngủ mà bạn cần biết, theo Self.

Kiệt sức cả ngày dù ngủ nhiều

Khi ngừng thở suốt đêm, nó sẽ phá vỡ giấc ngủ của bệnh nhân. Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ thường xuyên thức dậy suốt đêm khiến họ ngủ không sâu. Và điều đó khiến họ kiệt sức trong ngày.

Bác sĩ Ojile nói rằng nghẹt thở và thở hổn hển suốt đêm cũng có thể làm tăng các hoóc môn gây căng thẳng, làm tăng huyết áp và nhịp tim. 

 Thức dậy nhức đầu

Theo bác sĩ Ojile, nếu bị nhức đầu vào buổi sáng thì đó có thể là do ngưng thở khi ngủ. Bệnh này có thể gây ra sự thay đổi nồng độ oxy ở não dẫn đến đau đầu.

Giật mình thức dậy thở hổn hển hoặc nghẹt thở

Giật mình thức dậy thở hổn hển hoặc nghẹt thở cũng phổ biến ở bệnh nhân ngưng thở khi ngủ, và nó không thật sự nguy hiểm, nhưng bệnh nhân không nên xem nhẹ triệu chứng này.

Ngủ ngáy

Bệnh nhân có thể ngáy suốt đêm nhưng không bao giờ thức dậy một cách có ý thức, vì vậy cách duy nhất để nhận biết tình trạng ngủ ngáy là hỏi người ngủ cùng hoặc nhận biết qua dấu hiệu kiệt sức sau một đêm ngủ.

Ngáy là một dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ nhưng không phải những người ngủ ngáy đều bị ngưng thở khi ngủ.

Huyết áp cao


Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra các vấn đề về huyết áp và tim mạch. Hiệp hội Chăm sóc Hô hấp Mỹ ước tính có tới 50% những người bị chứng ngưng thở khi ngủ cũng bị huyết áp cao.

Đường huyết cao

Chứng ngưng thở khi ngủ cũng có liên quan đến lượng đường huyết cao, khó kiểm soát mặc dù đã được điều trị. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mất ngủ là tác dụng phụ của chứng ngưng thở khi ngủ - có thể gây rối khả năng của cơ thể xử lý glucose (đường trong máu) và dẫn đến kháng insulin. Nếu không điều trị, lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2.

Cáu kỉnh

Khi quá mệt mỏi, rất có thể bạn cũng bực bội và buồn. Theo Mayo Clinic, nóng tính, dễ cáu kỉnh và thậm chí chán nản cũng có thể là dấu hiệu thiếu ngủ. Nếu thường xuyên cáu kỉnh, ngưng thở khi ngủ có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của thái độ xấu.

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

Mất ngủ ở người lớn tuổi


Tìm hiểu về nguyên nhân mất ngủ ở người lớn tuổi giúp tìm ra cách điều trị và cải thiện giấc ngủ khi về già


Người già ngủ ít hơn người trẻ tuổi. Đó là thực tế ai cũng đều biết, nhưng giới khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân. Nghiên cứu mới của Đại học California tại Berkeley (Mỹ) cho rằng người lớn tuổi cũng có nhu cầu ngủ tương tự nhóm trẻ hơn, nhưng chính vì sự suy thoái của các tín hiệu não bộ đã khiến họ không nghỉ ngơi với thời lượng như mong muốn, theo trang Popular Science.

Mỗi khi ngủ, con người tiến vào 4 giai đoạn, một trong số này là giấc ngủ sóng ngắn (SWS), và mục tiêu của nó là khôi phục chức năng cho não bộ và cơ thể. Người lớn tuổi mất nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ và giật mình thường xuyên hơn trong đêm, nhưng điều quan trọng nhất là họ dành ít thời gian cho trạng thái SWS. Chất lượng giấc ngủ bắt đầu giảm sút vào cuối những năm 20 hoặc con người bước qua ngưỡng 30 tuổi, và từ đó liên tục giảm dần. Đến thời điểm con người được 50 tuổi, tính theo trung bình, họ ngủ ít hơn lúc 20 tuổi đến 50%. Đó là lý do tại sao người lớn tuổi có thói quen thức giấc trong đêm trong khi cánh thanh niên “ngủ say như chết”.



Để tìm hiểu nguyên nhân, trưởng nhóm Matthew Walker, Giáo sư khoa học thần kinh và tâm lý học, chủ nhiệm Phòng thí nghiệm ngủ và hình ảnh học thần kinh, nhấn mạnh giấc ngủ đóng vai trò then chốt cho mọi động vật. Mỗi cơ thể đều dựa vào điều này để hoạt động theo đúng chức năng vốn có. Đội ngũ Berkeley xem xét dữ liệu ngủ của 2 triệu người và lưu ý những thay đổi trong các mô hình giấc ngủ. Kế đến, họ kiểm tra từng mô hình và xung động thần kinh ở chuột. Kết quả cho thấy cường độ của các tín hiệu hóa học kích hoạt giấc ngủ trong não chuột bị suy giảm khi chuột già đi. Thế là não bộ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp nhận tín hiệu, đẩy độ tuổi này vào tình trạng khó ngủ đủ giấc.


Chuyên gia Walker mô tả tình trạng trên giống như một ăng ten vô tuyến bị yếu dần. “Tín hiệu vẫn phát đi, nhưng ăng ten không thể bắt được thông điệp”, ông giải thích. Walker cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu ngủ góp phần khiến con người già đi, hoặc cũng có thể ngủ ít và lão hóa có tác động tương hỗ, theo kiểu già đi làm thiếu ngủ và ngủ thiếu càng khiến các dấu hiệu lão hóa ập đến mau hơn. Giấc ngủ ngon có ý nghĩa quan trọng hơn, so với việc con người dựa vào cà phê để tỉnh táo hoặc xua đi tâm trạng cáu kỉnh. Giáo sư Walker cho biết bất kỳ căn bệnh nghiêm trọng nào đang giết chết con người ở các nước đang phát triển - từ tiểu đường, béo phì, Alzheimer đến ung thư đều có mối liên hệ chặt chẽ với chuyện thiếu ngủ. Và nguy cơ mắc bệnh lại có xu hướng tăng theo tuổi tác, đặc biệt là chứng mất trí nhớ.


Giờ đây, giới chuyên gia hiểu rõ hơn về vấn đề trên, mở ra hy vọng có thể tiến tới giai đoạn điều trị. Hiện chưa có loại thuốc nào cải thiện được “thụ quan ru ngủ” ở não. Thuốc ngủ và những loại tương tự có thể giúp dễ ngủ hơn, nhưng chúng không gia tăng được tần suất SWS được cơ thể cần đến. Giáo sư Walker đang nghĩ đến hai cách tiếp cận đầy hứa hẹn, bao gồm kích thích não bằng dòng điện và liệu pháp chữa bệnh bằng tâm lý thông qua nhận thức hành vi, vốn đã được áp dụng để trị chứng mất ngủ trước đây.

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Cải bó xôi: giải pháp giúp da căng mịn hồng hào

Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy hàm lượng vitamin A, vitamin C, vitamin K dồi dào trong cải bó xôi. Đây là “ binh đoàn” vitamin giúp bạn lấy lại vẻ đẹp cho làn da.

Giá trị dinh dưỡng của cải bó xôi là rất rất cao, trong đó chứa rất nhiều chất caroten, đồng thời cũng là nguồn gốc sản sinh ra các nguyên tố sắt, kali, magie.
Cải bó xôi rất giàu hàm lượng sắt, protein, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin K, là loại thực phẩm được tôn sùng nhất trong những sản phẩm giúp bạn giữ gìn sắc đẹp.
Thường xuyên ăn cải bó xôi sẽ làm cho làn da của bạn trắng trẻo, sắc mặt hồng hào, khí huyết tràn đầy.
Đông y cho rằng cải bó xôi có vị ngọt mát, có tác dụng bổ máu, cầm máu... vì thế mà có tác dụng chữa táo bón, làm cho sắc mặt hồng hào.
Cải bó xôi còn chứa hàm lượng men, vì vậy ăn cải bó xôi sẽ giúp bạn kích thích việc tiêu hoá của dạ dày, đường ruột vì vậy mà có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, nhuận tràng, có lợi cho đại tiện, tránh được việc khi đại tiện hấp thụ chất độc đi vào máu làm ảnh hưởng đến sắc mặt.


Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

Những quan niệm sai lầm khi trẻ sốt

Làm thế nào để chăm sóc trẻ đúng cách khi trẻ bị ốm? Bài viết dưới đây nêu ra 5 quan niệm sai lầm trong việc áp dụng những biện pháp để hạ sốt cho trẻ
Uống thuốc hạ sốt quá sớm
BS Dũng lưu ý, cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ vẫn dưới 38,5 độ.
Đặt nhiệt kế ở nách là chính xác nhất, không đo ở miệng, trán hay hậu môn, cũng không cộng trừ thêm 0,5 độ như ngày trước
Khi trẻ sốt nhẹ ở mức 37,5-38,5 độ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn.
Lạm dụng thuốc động kinh
PGS Dũng cho biết, trước đây, người ta lo ngại sốt co giật có thể gây hại não của trẻ. Tuy nhiên, qua theo dõi lâu dài cho thấy việc này không ảnh hưởng đến não của trẻ.
"Ngay cả việc uống thuốc cũng không có tác dụng gì trong việc làm giảm co giật nếu trẻ có cơ địa hay co giật. Hiện tại cũng không có thuốc nào có thể phòng được sốt cao, co giật cho trẻ", PGS Dũng nhấn mạnh.
Lời khuyên là:khi trẻ đang co giật không nên cho uống hay làm gì, vì có thể gây sặc. Đợi hết cơn, cho khăn mỏng vào giữa 2 hàm răng của trẻ để tránh cơn sau rồi đưa trẻ đến bệnh viện.
Tại thời điểm co giật, cha mẹ cần bế nghiêng người trẻ, giữ đầu thẳng để các đờm dãi chảy ra ngoài, tránh trường hợp trẻ bị sặc. Không nên vuốt, day ngực trẻ.
Uống xen kẽ các thuốc hạ sốt
Hiện có 2 loại thuốc hạ sốt có tác dụng tương đương là paracetamol và ibuprofel.
 “Cách khôn ngoan nhất là dùng paracetamol, vì xét nghiệm ban đầu có thể chưa xác định bé có bị sốt xuất huyết hay không. Nếu dương tính, dùng ibuprofel sẽ làm cho sốt xuất huyết nặng thêm", PGS Dũng lưu ý.
Với paracetamol, khoảng cách dùng từ 4-6 tiếng, trong khi inbulfen là 6-8 tiếng.
Tuyệt đối không dùng xen kẽ 2 loại thuốc này vì liều lượng 2 loại khác nhau. Khi cho trẻ uống hạ sốt, cần tránh bọc kín quá, nên để trẻ mặc đồ thông thoáng, không đắp chăn, mở thoáng cửa.
Tự chia liều nhét hậu môn
Loại thuốc nhét hậu môn có liều lượng tương đương thuốc uống, dùng cho những bé không uống được hoặc hay nôn.
Paracetamol hấp thu nhiều qua trực tràng. Do đó phương pháp nhét có nhược điểm là hấp thu thất thường, nếu trong trực tràng có phân sẽ ít tác dụng.
Lưu ý liều lượng nhét thuốc hạ sốt qua đường hậu môn là liều cố định, không được bẻ hay nhét 2-3 viên 1 lúc.
Hiện các viên đặt có liều lượng phổ biến là 80mg, 150mg, 300mg. Tuỳ vào trọng lượng cơ thể của trẻ, bác sĩ sẽ kê liều phù hợp do khả năng bị ngộ độc thuốc qua đường đặt cao hơn đường uống nhiều.
Chườm lạnh, dán miếng hạ sốt
Trong trường hợp trẻ sốt mà bố mẹ không muốn cho uống hạ sốt thì cũng không nên dùng các biện pháp vật lý như chườm lạnh, bôi dầu, dán miếng hạ sốt...
Những phương pháp này có thể giúp trẻ hạ sốt 1 giờ đầu nhanh hơn, nhưng sau trẻ sẽ sốt lại. Bôi dầu hay dùng miếng dán còn làm hại da trẻ.
Nếu sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi, chườm lạnh sẽ làm bệnh trầm trọng thêm khiến trẻ dễ nhiễm lạnh và viêm phổi do làm tăng khả năng sử dụng oxy lên.
Thay vào đó khi trẻ bị sốt, có thể dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt.
Lưu ý: Đối với những trường hợp trẻ uống hạ sốt mà không đỡ, có thể trẻ mắc bệnh khác, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám.