Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Nguy cơ ung thư từ nấm mốc mọi người cần phải biết



Nhiều người thường hay nghĩ nấm mốc trong thực phẩm khô đơn giản chỉ là một dạng vi sinh vật vô hại, có thể lau rửa sạch và không ảnh hưởng gì đến chất lượng thực phẩm. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia, thực ra chính những nấm mốc này lại mang mầm bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng con người.

Độc từ nấm mốc


Kết quả hình ảnh cho nam moc:

Theo PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà (phòng Công nghệ Sinh học Môi trường, Viện Công nghệ Sinh học – Viện KH&CN Việt Nam) cho biết, nấm mốc chính là nguyên nhân chủ yếu sản sinh chất Aflatoxin cực độc.

Nếu bảo quản kém, thực phẩm sẽ sinh ra các loại nấm như nấm xanh, hay là nấm có mũ… đều chứa chất Aflatoxin. PGS.TS Đinh Duy Kháng, trưởng phòng Vi sinh vật phân tử (Viện Công nghệ Sinh học) cũng cho hay, đây là chất cực độc đối với sức khoẻ con người có rất nhiều trong thực phẩm.

Nấm mốc trong thực phẩm khô mang mầm bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng con người.


Aflatoxin là chất được sản sinh quá trình trao đổi chất của nấm Aspergillus flavus. Trong các loại lương thực thực phẩm như lạc, ngô, hạt sen… thì lạc chiếm tỷ lệ mốc và chứa chất độc này cao nhất.

Có nhiều tài liệu cho rằng sự nguy hiểm của Aflatoxin B1 là ở chỗ nó có khả năng gây hại chỉ với liều lượng rất nhỏ, 1kg thức ăn chỉ cần nhiễm 2 miligam (với lượng chỉ đủ dính trên đầu móng tay) cũng đã đủ làm hỏng gan.

Theo PGS.TS Đinh Duy Kháng, điều này chưa chính xác. Chất Aflatoxin là độc nhất trong các chất cực độc nên chỉ tính bằng lượng microgam tức 1 phần triệu gam. Nếu 1kg dính 2miligam vẫn là quá nhiều!

Nguy cơ ung thư và tử vong
Con người có thể nhiễm Aflatoxin qua đường tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm nấm. Thậm chí, Aflatoxin cũng có thể xuất hiện trong sữa của động vật được cho ăn bằng thức ăn nhiễm Aflatoxin.

Từ năm 1988, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã liệt Aflatoxin B1 vào nhóm độc chất gây ung thư với những bằng chứng cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa chất độc này trong cơ thể với bệnh ung thư gan.

Hình ảnh có liên quan:

– Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài nấm mốc. Các loài sinh aflatoxin thuộc chi Aspergillus, trong đó đáng chú ý nhất là Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus, phân bố rất rộng trong tự nhiên. Chúng có thể tạo khuẩn lạc và gây nhiễm vào hạt trước khi thu hoạch và trong quá trình bảo quản.

Cây chủ rất dễ bị gây nhiễm bởi Aspergillus sau phơi nhiễm kéo dài trong môi trường có độ ẩm cao hoặc bị tổn thương các điều kiện xấu như hạn hán.

Các loại nông sản thường bị nhiễm aflatoxin là ngũ cốc (ngô, gạo, lúa mỳ, kê), hạt có dầu (lạc, đậu tương, hạt hướng dương…), gia vị (ớt, hạt tiêu đen, nghệ, gừng) và các loại quả hoặc hạt khác như hạt dẻ, dừa…

– Cục Dược phẩm và Thực phẩm FDA (Hoa Kỳ) đã đưa ra mức khuyến cáo về hàm lượng aflatoxin trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và sức khoẻ động vật với giới hạn tối đa đến 20ppb (phần tỷ) cho tiêu dùng trực tiếp; Đối với thức ăn dùng để vỗ béo cho gia súc, gia cầm trong giai đoạn cuối có thể chấp nhận mức 300ppb.

– Các giới hạn tối đa (ML) đối với Aflatoxin theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam là 5 microgam/kg đối với aflatoxin B1 trong thực phẩm nói chung, và 0,5 microgam/kg đối với Aflatoxin M1 trong sữa và các sản phẩm sữa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét